Trước khi cai trị Saud_của_Ả_Rập_Xê_Út

Hoàng tử Saud sinh ngày 15 tháng 1 năm 1902 tại thành phố Kuwait.[1][2][3] Ông là con trai thứ hai của Ibn Saud (còn được gọi là Abdulaziz),[4] và sinh trong nhà ông nội là Amir Abdul Rahman. Họ sống tại Sikkat Inazza, là nơi gia tộc này lánh nạn sau khi rời Riyadh. Đến khi cha ông tái chiếm Riyadh vào năm 1902, Saud cùng mẹ và các anh em trở về quê hương.

Hoàng tử Saud có một người anh ruột là Turki I.[5] và một chị/em gái ruột là Mounira.[6] Mẹ của ông là vợ thứ nhì của Ibn Saud, tên là Wadhah bint Muhammad bin 'Hussein Al-Orair,[5] bà thuộc bộ lạc Qahtan.[7][8]

Từ khi năm tuổi, ông bắt đầu được Sheikh Abdul Rahman Al-Mufaireej dạy học. Ông được học ShariaQuran, ngoài ra còn học bắn cung và cưỡi ngựa cùng các kỹ năng khác dưới sự giám sát của cha, cùng với đó là học về dòng dõi bộ lạc, cách thức đạt được thoả thuận hoà bình, nghệ thuật chiến tranh, chính trị, ngoại giao, quản trị theo cách thức Ả Rập truyền thống. Ông đi cùng cha trong nhiều cuộc chinh phục, tham gia một số chiến dịch trong quá trình thống nhất Ả Rập Xê Út. Ngoài ra, cha ông còn uỷ thác cho ông các cuộc chiến liên quan hoặc các sứ mệnh chính trị, hành chính và ngoại giao, qua đó ông chứng tỏ được bản thân đáp ứng kỳ vọng của cha và thậm chí còn gây ngạc nhiên cho cha. Quốc vương Ibn Saud phong ông làm người thừa kế vương vị vào năm 1933, và khuyên ông rằng cần luôn luôn tận tình phục vụ cho đại nghiệp của Đấng toàn năng, và khao khát nâng cao tiếng nói của Hồi giáo và cố gắng hết mình để chăm lo đến các mối quan tâm và vấn đề của thần dân, và trung thành về lời nói và hành động. Quốc vương Ibn Saud cũng khuyên ông hướng tới và tôn trọng các học giả Hồi giáo và bảo vệ đồng đạo của họ cũng như nghe lời khuyên của họ. Saud sau đó thề với cha rằng ông sẽ luôn trung thành tuân theo lời cha.[9]

Sứ mệnh chính trị đầu tiên của Saud là vào năm 13 tuổi, khi ông dẫn một phái đoàn đến Qatar. Trận đánh đầu tiên của ông là tại Jirrab vào năm 1915, tiếp đến là tại Yatab [10] trong cùng năm, rồi đến trận Trubah vào năm 1919. Đến năm 1925, ông kết thúc cuộc khủng hoảng Almahmal tại Mecca. Năm 1929, ông chiến đấu để kết thúc cuộc khởi nghĩa của lực lượng Ikhwan tại Al Sebella.[11] Vào ngày 11 tháng 5 năm 1933, ông được phụ vương phong làm thái tử.[12] Năm 1934, Ibn Saud phái hai đoàn viễn chinh quân sự; một do Thái tử Saud lãnh đạo đi thu phục Najran và bí mật tiến qua vùng đồi núi gồ ghề để đến phần tây bắc của Yemen.[13]

Sau chiến tranh với Yemen, Ibn Saud quyết định khuyến khích Saud đi ra nước ngoài. Đi cùng Saud là cố vấn của phụ vương tên là Fuad Hamzah và bác sĩ Medhat Sheikh el-Ard cùng những người khác. Saud đi qua Ngoại Jordan, Palestine, Iraq, Ai Cập và châu Âu. Ông đại diện cho phụ vương tại lễ đăng cơ của Quốc vương George VI của Anh vào năm 1937. Do có đức tính khiên tốn, nhã nhặn và chân thành nên Thái tử Saud đạt được thành công trong các chuyến thăm này, có mối quan hệ bằng hữu thân thiết với Quốc vương Ghazi I trẻ tuổi của Iraq, được Abdullah I của Jordan hoan nghênh nhiệt liệt.

Đến khi một cuộc khủng hoảng bùng phát giữa các quốc gia vùng vịnh Ba TưBahrainQatar, Saud đến thăm Bahrain vào tháng 12 năm 1937 nhằm giúp dàn xếp các khác biệt giữa họ. Sau đó, ông tiến hành các chuyến đi khác cho đến trước khi bùng phát Chiến tranh thế giới thứ hai.

Sau thế chiến, một nhà nước Do Thái dường như sắp được thành lập tại Palestine, và các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia Ả Rập nhóm họp tại Inshas của Ai Cập vào năm 1946, Saud được đại diện cho phụ vương và quốc gia tham gia cuộc họp, và cùng thông qua nghị quyết tuyên bố rằng "chính nghĩa của người Palestine là chính nghĩa của toàn thể người Ả Rập". Năm 1947, Thái tử Saud đến thăm Hoa Kỳ và họp với Tổng thống Harry S. Truman, và ông cũng họp với các nhà lãnh đạo tại Anh, Pháp và Ý nhằm thông báo cho các nhà hoạch định chính sách về quan điểm của phụ vương và không chấp nhận việc xâm phạm quyền lợi của người Palestine.

Sau chuyến đi này, ông tập trung trước tiên vào cơ quan quản lý và xử lý tài chính quốc gia, được cho là cần thiết để hiện đại hoá và cải cách nhằm tăng thu nhập và chi tiêu. Sau khi tìm kiếm lời khuyên trợ giúp chuyên môn từ một số quốc gia thân thiết, chủ yếu là Hoa Kỳ, đồng riyal Ả Rập Xê Út được gắn với đô la Mỹ, cùng với đó là các cải cách về cấu trúc, quy định và thủ tục trong Bộ Tài chính; một ngân hàng trung ương với tên gọi là “Cơ quan Tiền tệ Ả Rập Xê Út” (“SAMA”) được thành lập vào năm 1952.

Ngoài các cải cách về tài chính và hành chính, báo cáo của Thái tử Saud dâng cho Ibn Saud chủ trương tiến hành các dự án hạ tầng quan trọng trên phạm vi toàn quốc, nhằm cải thiện hạ tầng cho người hành hương vốn dĩ rất quan trọng về mặt tôn giáo và kinh tế đối với vương quốc, và còn cải thiện cung cấp nước, đường sá, dịch vụ phát thanh, y tế, công việc địa phương, cải thiện cảng, tái tổ chức hải quan, và giáo dục bậc đại học. Các kế hoạch về tuyến đường nhựa giữa Jeddah và Mecca được Saud công bố trong dịp Hajj vào năm 1947, và kế hoạch đưa nước từ wadi Fatimah lân cận đến Jeddah được ông khánh thành vào tháng 11 cùng năm. Trong dịp Hajj vào năm 1950, Cao đẳng Mecca được thành lập, về sau trở thành Đại học Umm al-Qura. Nhiều cải cách trong số này, cùng với việc tái tổ chức hoàn toàn hệ thống quản trị công được nhận thức và công nhận là "các cải cách của Thái tử". Hội đồng tư vấn truyền thống tại Mecca mang tên "Majlis-ash-Shura" được mở rộng vào ngày 17 tháng 11 năm 1952.

Ngày 19 tháng 10 năm 1953, Ibn Saud bổ nhiệm Thái tử Saud làm thủ tướng của nội các đầu tiên. Trước đó, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh tối cao của Quân đội và các đơn vị nội an vào ngày 25 tháng 8 năm 1953. Trong giai đoạn này, Quân đội Ả Rập Xê Út được hiện đại hoá trên quy mô lớn nhờ giúp đỡ của Hoa Kỳ. Đội máy nay của Saudi Arabian Airlines cũng được mở rộng để phục vụ vận chuyển người hành hương, cũng như trong vương quốc. Ngày 10 tháng 6 năm 1953, Saud đặt viên đá tảng cho công trình mở rộng và nâng cấp Thánh đường Al-Masjid an-Nabawi tại Medina. Trước đó, sau một chuyến đi thăm, ông đề nghị với phụ vương về việc cần thiết phải tiến hành biện pháp này, và được phê chuẩn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Saud_của_Ả_Rập_Xê_Út http://www.arabianbusiness.com/king-abdullah-fires... http://arabnews.com/saudiarabia/article117231.ece http://www.arabnews.com/node/293145 http://www.bfg-global.com/pdfnw/pdf/eng/1-ensalman... http://www.ceri-sciencespo.com/publica/critique/46... http://archive.crossborderinformation.com/Article/... http://www.datarabia.com/royals/famtree.do?id=1769... http://www.elaph.com/Web/Politics/2006/1/124021.ht... http://lexicorient.com/e.o/faisal.htm http://www.maiyamani.com/pdf/From%20Fragility%20to...